Sơ lược Trận_Agincourt

Henry V là người chỉ huy của quân Anh và cũng trực tiếp chiến đấu. Chính chiến thắng vẻ vang này đã gây nên danh thơm của ông - một trong những vị vua - chiến binh kiệt xuất nhất của nước Anh vào thời kỳ Trung Cổ[31], mặc dù thực chất, toàn thắng này nằm ngoài kế hoạch đánh Pháp của ông.[22] Bên phía quân Pháp, do vua Pháp lúc đó là Charles VI không đủ sức khỏe nên người trực tiếp chỉ huy là Nguyên soái Charles d'Albret và nhiều quý tộc Pháp thuộc phái Armagnac, do đó thảm họa Agincourt gây thiệt thòi nhất cho họ. Trận mưa tên của các cung thủ Anh dũng mãnh đã băm nát quân Pháp, trước khi hai bên lao vào đánh giáp lá cà một trận nảy lửa, trong đó quân Anh thắng thế và quân Pháp bị tàn sát thẳng tay, nhiều quý tộc có thế lực và quân lính Pháp bị người Anh tóm gọn.[34][35][36][37] Quân lính Pháp gặp bất lợi, chẳng thể chiến đấu nổi ở nơi bùn lầy trắc trở.[38] Lần lượt hai tuyến quân Pháp bị đổ vỡ[1].[17]

Bản thân nhà vua Henry V xông pha chiến đấu mãnh liệt, giết địch ngay tại nơi chiến sự gay go nhất, loại được nhiều kẻ địch ra khỏi vòng chiến.[14][36] Ông đã diệt được địch và làm chủ được trận địa, còn quân Pháp đã tan vỡ khi đêm đến đúng như ông dự đoán[23][35][39]. Sau khi đánh tan nát quân Pháp, do lo sợ một đạo quân Pháp khác bọc hậu quân Anh nên ông đã truyền lệnh cho 200 cung thủ Anh triệt để hạ sát tù binh Pháp - phá vỡ truyền thống "quân tử" của người nam nhi thời phong kiến[39]. Bản thân nhóm quân Pháp này cũng dễ dàng bị quân Anh đánh cho tan nát và phải lui đi.[1][31][35] Quân Pháp không hề rút ra bài học từ đại bại ở trận Crécy hồi năm 1346, khiến cho Henry V - vốn đã bố trí ba quân theo kiểu hai đại thắng này[1] - toàn thắng trận này.[34] Nguyên soái Albret đã trận vong trong trận thua to ấy,[35] chính sự hiếu thắng và bất tuân của quân tướng dưới quyền ông đã khiến cho họ bị đại thảm bại trong trận này.[29] Cũng trong thảm họa lớn,[10] Thống chế Boucicault của Pháp bị bắt giải về nước Anh.[4] Đại bại ấy cũng cho thấy sự vô kỷ cương của Hiệp sĩ phong kiến Pháp.[38]

Chiến thắng oanh liệt ở trận Agincourt, cùng với các trận CrécyPoitiers, trở thành những chiến công hiển hách nhất của Nhà nước phong kiến Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm.[40] Nếu như trận Crécy đánh dấu mốc suy yếu của các Hiệp sĩ mặc giáp thì trận Agincourt - được xem là thắng lợi của tinh thần kỷ cương và tài nghệ của cung thủ Anh trước lòng dũng cảm nhưng vô phép của Hiệp sĩ Pháp[15] - đánh dấu sự sụp đổ của lối đánh phong kiến này.[34] Đại thắng ở Agincourt thậm chí còn nổi tiếng hơn cả hai thắng lợi nêu trên, tận diệt quý tộc Pháp chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ.[15][22] Chiến thắng này của quân Anh trở nên một trong những trang sử vàng son của lịch sử quân sự thế giới, như một trong những thắng lợi chấn vang nhất mà sử cũ ghi lại được, và được coi là một chiến thắng uy vũ điển mẫu theo kiểu Anh, qua việc nhà vua "lấy ít thắng nhiều".[31][35][41] Thậm chí chiến công này còn được xem là một trận "lấy ít thắng nhiều" vang danh nhất trong lịch sử Anh.[42]

Dẫu chiến thắng to lớn này của quân tướng Anh là nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của Henry V trước khi lên đường đánh Pháp, việc ông đại phá cường địch đã khiến cho người đương thời hết sức là bất ngờ.[19] Nhà vua nước Anh thắng trận đã tóm gọn được nhiều nhà quý tộc phong kiến Pháp - thể hiện sự tan tành của khát vọng Hiệp sĩ hào hùng tại Pháp thời đó.[12][34] Quân Anh kiên dũng, sau cuộc chiến đấu gian nan mà thắng lợi huy hoàng của họ, chỉ mất có chút ít quý tộc phong kiến và binh sĩ (một chiến quả thần kỳ của họ, cho thấy tổn thất nhỏ hơn hẳn chiến thắng của họ[30][35]), trong khi xác quân Pháp mà chủ yếu là quý tộc thì chất cao thành núi.[19][36] Không những nhân tố quyết định là sự có lợi địa thế Agincourt đối với quân Anh[31], trận chiến được nhớ tới (hơn cả trận Crécy và trận Poitiers) với sự sử dụng cung dài với số lượng lớn của quân Anh, đa phần là các cung thủ người Anh và xứ Wales, đã hạ đo ván đoàn Kỵ binh Pháp và quyết định cho đại thắng, như thể Chúa quan phòng cho Henry V phá Pháp[1][22][28][35]. Chiến công lớn ấy chứng tỏ sự bất bại của cung thủ Anh thời Trung Cổ.[37] Bản thân nhà vua cũng ấn tượng với chiến quả này - sự chứng nhận tính đúng đắn của các chiến thuật của Anh hồi ấy[4][38]. Chính cung dài không những đóng góp lớn cho chiến thắng to tát tại Agincourt mà cũng khiến cho nước Anh trở thành cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu trong đêm trường Trung Cổ, hơn hẳn Pháp.[31]

Ngoài cung thủ, thắng lợi vang dội này cũng được coi là nhờ có lực lượng Bộ binh Anh.[43] Các Hiệp sĩ giờ đây đã mất đi vai trò chủ đạo trong quân đội các quốc gia Tây Âu thuở ấy,[34] và chiến thắng rực chói của quân Anh trong trận này - đỉnh cao chói lọi của cung thủ trong chiến trận[22] - cũng khiến cho phe thân Anh của Quận công xứ Burgundy chiếm ưu thế trong chính quyền phong kiến Pháp.[1] Trong khi người đương thời coi đại thắng là nhờ Thiên Chúa đã quan phòng cho Henry V và cả nước Anh,[19][29] sau chiến thắng nghìn thu này ông thừa thắng kéo rốc đại binh cùng với đống chiến lợi phẩm vào vùng Calais, xong rồi ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Luân Đôn trong niềm hân hoan của thần dân, và nhanh chóng trở nên một nhân vật huyền thoại trong lịch sử.[1][2][14][23] Bề tôi cũng kính nể và tin cẩn tuyệt đối vào vị vua chiến thắng.[29] Sau đại thắng, không những được nhân dân Anh mến mộ mà ông còn trở nên một Bá vương của châu Âu hồi ấy, với sức mạnh ở Pháp không kém ở Anh.[30][32]

Triều đình Pháp sau thảm họa này - một trong những đại thảm bại của Pháp trong mối thù truyền kiến với Anh[44] - chỉ còn có thể kỳ vọng vào một "Phép lạ" để giành lại đất nước.[15] Bên cạnh nỗi khổ đau của người Pháp chiến bại, người Anh nhiệt liệt hân hoan, và Triều đình càng thêm ủng hộ Henry V đánh Pháp sau đại thắng này - một thắng lợi vẻ vang đã cho họ thấy rõ tầm quan trọng cao của chiến dịch phạt Pháp.[27][35] Với giá trị to lớn về chiến lược và tinh thần, chiến công lớn của ông tại Agincourt phá Pháp đã góp phần củng cố quyền lực cho nhà Lancaster.[45][46] Trận chiến này cũng trở thành tâm điểm trong vở kịch nổi tiếng Henry V của William Shakespeare. Dẫu có là hư cấu, Shakespeare đã ca ngợi chiến thắng vẻ vang ấy,[47] khắc họa hình ảnh của ông vua dũng lược và nêu ra tầm quan trọng của tình đoàn kết giữa nhà vua và ba quân đối với toàn thắng này.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Agincourt http://www.azincourt-medieval.com/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/9159 http://www.familychronicle.com/agincort.htm http://www.familychronicle.com/fc-faq3.html http://www.militaryhistoryonline.com http://www.militaryhistoryonline.com/hundredyearsw... http://www.nytimes.com/2009/10/25/world/europe/25a... http://www.nytimes.com/2009/10/25/world/europe/25a... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85002200